Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Phong thủy phòng bếp - Kỵ và hợp trong phương hướng phòng ăn

Phong thủy phòng bếp - Phòng ăn không chỉ là nơi gia đình quây quần mà còn được xem là nơi thể hiện và chi phối sự thịnh vượng của gia đình, vì vậy khi sắp xếp cần lưu ý yếu tố kỵ và hợp.

Phong thủy phòng bếp - Kỵ và hợp trong phương hướng phòng ăn

Phòng bếp và phòng ăn nên thiết kế gần nhau, tránh cách nhau quá xa. Từ phòng bếp bước ra là phòng ăn là tốt nhất. Thông thường, phòng ăn không thích hợp nằm trong gian bếp vì mùi dầu mỡ và khí nóng sẽ ảnh hưởng đến việc dùng bữa. Có những vị trí cát lành để thiết kế phòng ăn: phía Đông, Đông Nam, Nam và Bắc của ngôi nhà. Vị trí của phòng ăn muốn cho phù hợp thì phải căn cứ trên tình hình cụ thể để chọn lựa.

Nằm ở phía Nam của ngôi nhà: vị trí này ánh sáng mặt trời đầy đủ. Hơn nữa phía Nam thuộc hành Hoả, sẽ làm cho gia đạo ngày càng hung vượng.

Tủ lạnh hay được để trong gian bếp nhưng cũng có lúc được đặt ở trong phòng ăn. Nếu kê tủ lạnh ở phòng ăn thì tốt nhất nên kê ở hường Bắc, không nên kê ở hướng Nam vì có thể nạp hàn khí của phương Bắc, hơn nữa lại tránh được Thủy Hoả bất dung không có lợi cho gia đình.



Hướng Đông, Đông Nam thuộc hành Mộc. Mặt trời mọc ở hướng Đông, hướng này chất chứa nhiều năng lượng, sinh cơ rất tốt cho việc dùng bữa buổi sáng.

Vào thời tiết mùa xuân thì phòng ăn nên theo hướng Đông. Vào mùa hạ thì theo hướng Bắc sẽ rất tốt. Ở khu vực ăn uống điều quan trọng đầu tiên là phải giữ vệ sinh cho thực phẩm, đồng thời tạo được không khí thoải mái khi ăn mới có lợi cho tiêu hoá.

Bố trí phòng ăn phải giản tiết điển nhã, nhất thiết không được có quá nhiều đồ đạc, nếu không sẽ tạo cảm giác bừa bộn, lộn xộn. Gia chủ ngoài việc bố trí sắp xếp đồ đạc trong phòng ăn còn phải lưu ý đảm bảo cho khí được lưu thông và giữ phòng ăn được sạch sẽ.

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Phong thủy phòng bếp - Kiêng kỵ khi chọn và đặt bàn ăn

Phong thủy phòng bếp - Khi lựa chọn hình dáng và vị trí đặt bàn ăn bạn cần lưu ý đế những yếu tố nhưng sự hài hòa với tổng thể, chất liệu, giá thành, ngoài ra còn cần phải tính đến các yếu tố kiêng kỵ theo phong thủy.

Phong thủy phòng bếp - Bàn ăn kỵ có góc sắc

Góc bàn ăn càng nhỏ thì càng nhọn, sắc, độ sát thương càng lớn. Đó là điều đại kị. Đối với những bàn ăn có hình dàng sóng biển mặc dù không theo các dạng bàn truyền thống nhưng nó không có góc nhọn do đó cũng có thể được lựa chọn. Tóm lại hình dáng bàn ăn thích hợp nhất là bàn tròn hoặc bàn vuông.

[caption id="" align="alignnone" width="400" caption="Phong thủy phòng bếp - Kiêng kỵ khi chọn và đặt bàn ăn"]Phong thủy phòng bếp - Kiêng kỵ khi chọn và đặt bàn ăn[/caption]

Phong thủy phòng bếp - Bàn ăn không nên quá to

Có một số người thích vẻ hào nhoáng nên cố tình chọn những chiếc bàn ăn to. Nhưng quan trọng là phải lưu ý đến tỉ lệ giữa bàn ăn và phòng ăn. Nếu diện tích phòng không được rộng rãi mà vẫn kê vào một bàn lớn thì hình thành một phòng nhỏ bàn to, không những đi lại bất tiện mà còn làm trở ngại phong thủy của phòng. Ở trường hợp này, biện pháp đơn giản nhất là đổi lấy một chiếc bàn nhỏ hơn để tạo ra một tỷ lệ phù hợp cho căn phòng

Phong thủy phòng bếp - Không gian phía trên bàn ăn phải bằng phẳng

Trần nhà phía trên bàn ăn phải bằng phẳng. Nếu bàn ăn bị xà nhà phía trên trấn áp thì nên chuyển bàn ăn ra nơi khác. Nếu bố trí bàn ăn ở phía dưới cầu thang thì nên đặt 2 chậu trúc Khai vân ở chân cầu thang để hóa giải. Nhưng cần chú ý chăm sóc cây, giữ cho cây được sinh trưởng tươi tốt nếu không thì hóa giải sẽ không có hiệu quả.

[caption id="" align="alignnone" width="400" caption="Phong thủy phòng bếp - Kiêng kỵ khi chọn và đặt bàn ăn"]Phong thủy phòng bếp - Kiêng kỵ khi chọn và đặt bàn ăn[/caption]

Phong thủy phòng bếp - Bàn ăn không được bị cửa chính chiếu vào

Nếu bàn ăn và cửa chính cùng nằm trên một đường thẳng, đứng ngoài cửa có thể nhìn thấy cả nhà đang ăn cơm như vậy rất không hợp lý. Để hóa giải, tốt nhất là dời bàn ăn ra chỗ khác. Nhưng nếu trong trường hợp bất khả kháng thì nên có một tấm bình phong ngăn cách.

Phong thủy phòng bếp - Bàn ăn kỵ đối diện với nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh được coi là nơi không sạch sẽ, ở chỗ càng khuất càng tốt. Nếu nó đối diện với bàn ăn thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả gia đình. Như vậy cách tốt nhất là kê bàn ăn ra xa nơi khác. Nếu không thể làm như vậy thì trồng cây Khai Vân ở giữa.


Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Phong thủy phòng bếp - Giữ hoả cho bếp, giữ lửa cho nhà

Phong thủy phòng bếp - Lửa thuộc hành hoả, chiếm phương nam, màu đỏ, với đặc thù chỉ ánh sáng, ấm áp và sự phát triển rực rỡ. Phục vụ trước tiên cho vấn đề “có thực mới vực được đạo” nên không gian bếp mà hạt nhân là lò nấu luôn được quan tâm trong bố cục toàn nhà.

Từ xa xưa con người đã biết cách tìm ra lửa, dùng lửa và giữ lửa như giữ gìn một trong những thành tố quan trọng hàng đầu cấu thành nên sự sống. Theo quá trình tiến hoá của nơi cư trú, ngọn lửa trong mỗi ngôi nhà – từ nghĩa đen là lửa trong bếp đến nghĩa bóng là sự đầm ấm – đã không ngừng biến chuyển, hoàn thiện hơn và cũng gặp nhiều gian nan do thói quen, tập quán và văn hoá mỗi vùng.
Phong thủy phòng bếp - Lửa từ trong bếp


Phong thủy phòng bếp - Giữ hoả cho bếp, giữ lửa cho nhà

Bàn ăn luôn là điểm kết nối không khí gia đình quan trọng trong mỗi ngôi nhà.


 Phong thủy phòng bếp - Giữ hoả cho bếp, giữ lửa cho nhà

Sử dụng quầy bar, tủ ngăn nhẹ là một giải pháp kết nối không gian,
tránh lộ táo khẩu mà không che kín bếp.

Vị trí bếp nấu được xem như phần cốt lõi cho các sinh hoạt nội bộ của ngôi nhà, luôn được chú ý che chắn kín đáo,vừa tránh gió tạt mưa hắt, vừa giảm tầm nhìn hoặc bước chân người ngoài xâm nhập (phong thuỷ gọi là lộ khẩu táo). Ngôi nhà xưa vì nhiên liệu đun nấu thô sơ, vật dụng bề bộn nên bếp bị đưa ra xa nhà chính (nơi có gian thờ tổ tiên và tiếp khách trang trọng). Đồng thời cha ông ta vẫn luôn lưu ý rằng: nhà mà không có bếp hoặc bếp không thường xuyên đỏ lửa thì chỉ được gọi là phòng, nhà mất đi một nửa nội khí nếu thiếu bếp.

Ngôi nhà hiện nay đã và đang ngày càng tôn vinh vai trò của bếp, với rất nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng về cơ bản giải pháp để giữ lửa cho bếp vẫn là “giảm hung tăng cát” tức là tránh để các tác động của hoả như khói – mùi – nhiệt độ lan toả sang các không gian lân cận, và đưa vào bếp nhiều sự thoải mái thuận tiện hơn.

Đối với nhà phố hay biệt thự, bếp thường hay được đặt phía sau, gần giếng trời hoặc sân sau nên thuận tiện hơn cho việc nấu nướng và thoát khói tốt. Nhưng các căn hộ chung cư thì hay đặt phần bếp gần cửa ra vào, tuy có lợi thế là dành diện tích thông thoáng chiếu sáng ngoài ban công, cửa sổ cho phòng khách, phòng ngủ, nhưng đồng thời cũng bộc lộ nhược điểm là vừa bước chân vào nhà đã gặp ngay bếp, và khả năng thông thoáng, lấy sáng cho khu vực này thường bị giảm sút.

Có thể khắc phục bằng cách bố trí các hộp gen nối với ống kỹ thuật để thông gió cưỡng bức cho bếp, đồng thời xử lý vách ngăn di động (nhôm kính) để khi đun nấu nhiều có thể cô lập phần bếp với không gian bên ngoài, giảm thiểu ảnh hưởng khói mùi. Dùng vách di động hay tủ đa năng còn giúp che chắn tầm nhìn khi khách vào nhà và tạo một khoảng đệm cần thiết với những căn hộ có diện tích nhỏ.
Phong thủy phòng bếp - Yên ấm cho cả nhà


Phong thủy phòng bếp - Giữ hoả cho bếp, giữ lửa cho nhà

Xử lý thông thoáng bằng máy hút, mở cửa sổ vào giếng trời giúp
bếp trong căn hộ tránh tù đọng thán khí.


Phong thủy phòng bếp - Giữ hoả cho bếp, giữ lửa cho nhà

Bố trí nhà vườn vừa đủ, dành nhiều chỗ cho khoảng thiên nhiên cũng là
một hình thức sống giao hoà, tiết kiệm và khiêm nhường.


Xoay quanh các bữa ăn luôn là một gian bếp hồng lửa, dẫn dắt đến phòng ăn ấm áp và góc sinh hoạt gia đình vui tươi. Giữ được lửa ấm trong nhà tất nhiên là giữ gìn bầu không khí hoà thuận, sum vầy đó. Một số gia chủ than phiền về tình trạng gia đạo không yên ấm mà thực ra đa phần đều xuất phát từ các không gian giao tiếp thiếu được đầu tư đúng mức về mặt bài trí nội thất hài hoà phong thuỷ. Có những cấu trúc nhà dễ khiến các thành viên rơi vào tình trạng ứng xử “gần mặt mà vẫn cách lòng”. Đơn cử một số trường hợp sau:

Nhà ngăn chia phòng quá nhiều theo kiểu “nhà trọ” khiến trường khí chung bị chia cắt, bức bối tù túng, khi mở cửa đột ngột hay gây ra gió lùa. Mọi người về đến nhà là “trốn” vào phòng riêng, cuộc sống công nghiệp vốn bận rộn càng thêm tách biệt các thành viên với nhau bởi kiểu ngăn phòng này.

Nhà thông thống từ trước ra sau gây ra tán khí, mọi người cảm thấy thiếu sự riêng tư, luôn bị ồn ào và ảnh hưởng lẫn nhau. Dạng nhà phố có buôn bán, sản xuất liền với khu ở mà không được ngăn cách khéo léo cũng gây ra ngột ngạt, nhà bị tình trạng “lúc nào cũng như cái chợ”.

Nhà bố trí quá nhiều thiết bị điện tử, nghe nhìn, máy móc làm việc… khiến ngôi nhà không còn là nơi trú ẩn hay nghỉ ngơi mà trở thành văn phòng làm việc hay chốn chơi game, từ tính trong nhà rất cao.

Nhà bố trí không gian chung rất phô trương xa xỉ mà chỉ hữu dụng khi có khách, dịp lễ tết và tập trung ở phía trước, còn thường ngày thì mọi người vẫn sinh hoạt co cụm và bề bộn ở phía sau. Hoặc thế hệ lớn tuổi thì chuộng đồ cổ, gỗ quý chạm lộng cẩn xà cừ, trong khi thế hệ trẻ hơn thì ưa vật dụng hiện đại, điều này cũng gây ra các xung đột ngấm ngầm trong sinh hoạt, lâu ngày thành ra không thể “ngồi lại bên nhau” được có khi chỉ vì một bộ ghế salon (!?)

Tất cả các dạng nêu trên đều có thể khắc phục được nếu chủ động tính toán từ đầu, đặt ra các tình huống sinh hoạt cụ thể và thiết thực.

Ví dụ, nhà có nhu cầu buôn bán thì phân bố ngay từ đầu, nên đưa bếp ăn và phòng khách lên lầu để dành trệt cho buôn bán và xe cộ. Nếu chỉ có vợ chồng già ở nhà vườn thì nên làm nhà trệt và diện tích vừa phải, có sân rộng hoặc nhà phụ cho con cháu khi về vui chơi, còn thường ngày “bà chăm ông” không đến nỗi quá vất vả vì ngôi nhà rộng lớn. Chọn đồ dùng nội thất cũng cần tham khảo và dung hoà ý kiến các thành viên trong nhà, hoặc mỗi người nhường nhịn một chút.

Xu hướng chung tại các nước đã phát triển hiện nay như Nhật, Pháp… là giảm thiểu mang công việc về nhà, khuyến khích các ngày nghỉ ngoài thiên nhiên, thậm chí có những ngày nghỉ “ba không” là không tivi – không điện thoại – không máy tính để mọi người nghỉ ngơi và quan tâm chăm sóc nhau nhiều hơn.

Như vậy, ngôi nhà của chúng ta hài hoà với thiên nhiên và con người hay không chính là ở cách chúng ta ứng xử với nhau, như câu “tiên tích đức – hậu tầm long” mà phong thuỷ truyền thống đã khuyên.

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Loanh quanh chuyện Phong thủy nhà bếp

Phong thủy phòng bếp - Bếp là linh hồn của ngôi nhà vì thế bếp vẫn luôn được đầu tư nhiều nhất cả ở góc độ kiến trúc và kinh tế. Quanh bếp luôn có nhiều câu chuyện thú vị, buồn vui…

Nói gì thì nói, bếp vẫn là quan trọng nhất trên nhiều phương diện. Bếp là trung tâm, là linh hồn của ngôi nhà; là nơi gia đình quây quần sum họp. Cũng vì thế mà bếp vẫn luôn được đầu tư nhiều nhất cả ở góc độ kiến trúc và kinh tế. Với cả kiến trúc sư thiết kế hay người sử dụng, quanh bếp luôn có nhiều câu chuyện thú vị, buồn vui…
Loanh quanh chuyện Phong thủy nhà bếp

Phong thủy phòng bếp Chuyện 1: Hướng

Về mặt lý thuyết phong thuỷ, ba yếu tố quan trọng của ngôi nhà là môn – táo – chủ. Theo đó bếp (táo) đứng hàng thứ hai. Tuy nhiên thực tế nhà ở đô thị không phải lúc nào cũng có thể chọn được hướng hay vị trí cửa chính (môn), nên nhiều khi bếp là vấn đề quan trọng hơn cả. Bếp ở trong nhà mình nên dù sao cũng dễ bề xoay sở hơn. Hướng bếp luôn là một trong những yêu cầu đầu tiên gia chủ đặt ra cho kiến trúc sư – thậm chí dù chưa biết cấu trúc, mặt bằng công năng ngôi nhà; vị trí phòng bếp ở chỗ nào, tầng nào, quan hệ thế nào với giao thông và không gian khác…
Loanh quanh chuyện Phong thủy nhà bếp

Hướng bếp (cùng hướng cửa, hướng bàn thờ…) luôn là quyền phán của thầy… địa lý. Không nhiều kiến trúc sư nắm rõ về phong thuỷ để có thể giải quyết đồng bộ phong thuỷ và kiến trúc. Mà kể cả kiến trúc sư có am hiểu phong thuỷ đôi khi cũng vẫn phải theo lời phán của “thầy” coi hướng, đúng thì chả sao, khác thì e hơi… nóng mặt. Nhưng có một yêu cầu trước dù sao vẫn tốt, để có định hướng mà thiết kế. Điều dở nhất là những gia chủ đặt thiết kế trước rồi cầm bản vẽ đi coi hướng, gây rất nhiều khó khăn cho kiến trúc sư. Và nhiều trường hợp khi phương án thiết kế sơ bộ đã rất ổn, bị đảo lộn hoàn toàn cả công năng và hình thức chỉ vì điều chỉnh hướng bếp. Oái oăm hơn, có những gia chủ yêu cầu hướng chính xác từng li từng tí, chéo – lệch – xiên bao nhiêu độ. Kết quả là kiến trúc, nội thất rất vô lý và phi thẩm mỹ với những bức tường lệch, tủ bếp vẹo vọ, trong khi đất thẳng, vuông góc.

Phong thuỷ rất linh hoạt, không bao giờ cứng nhắc. Giải bài toán phong thuỷ và kiến trúc càng phải linh hoạt. Hướng có như thế nào cũng không được bỏ qua hay xem nhẹ các yếu tố chuyên môn kiến trúc: Sự tiện lợi trong sử dụng, thông thoáng – chiếu sáng tốt, hệ thống kỹ thuật đảm bảo, và thẩm mỹ.

Phong thủy phòng bếp Chuyện 2: Nơi chốn

Bếp nằm ở đâu, ở vị trí nào trong nhà? Với nhà lô phố kiểu cũ, thì môtíp thường thế này: Phòng khách và để xe phía ngoài, bếp phía trong, cầu thang và vệ sinh ở giữa. Nhưng trong những căn hộ chung cư hiện đại gần đây mới xây dựng, có rất nhiều căn hộ có bếp phía ngoài, ngay ở sảnh vào. Lý do là không gian phòng khách (sinh hoạt chung) và bếp là một không gian lớn liên thông, mà chỉ có một hướng thoáng do đặc điểm kiến trúc, nên phòng khách được ưu tiên ra sát ra phía cửa sổ, ban công, lô gia. Xu hướng gần đây bếp hay liền với không gian sinh hoạt chung để có một không gian rộng, đẹp và tiện sinh hoạt gia đình, nên bếp hay được đẩy lên lầu 1. Bởi với nhà lô có diện tích không lớn, tầng trệt không đủ chỗ cho yêu cầu để xe (bắt buộc), bếp và sinh hoạt chung. Nhưng với các bà nội trợ, việc đẩy bếp lên lầu 1 cũng có thể là điều bất tiện khi đi chợ về phải leo cầu thang (càng ngại với thang cao, nhiều bậc). Thêm nữa, thói quen và văn hoá chợ búa, ăn uống của ta khác… Tây và không bao giờ giống Tây. Làm bếp, nếu như cần… vặt lông gà, ăn ốc luộc… thì ở tầng trệt, mang ra sân, ra hiên (nếu có) vẫn sướng hơn. Nhưng – lại nhưng – nếu nhà có người ở lầu 3 mà phải xuống tầng trệt để ăn quả cũng là rất khổ. Khi đó, giải pháp đưa bếp lên lầu hợp lý hơn. Khu vực bếp gần nhà vệ sinh cũng tiện lợi nhưng bàn ăn thì không nên gần quá.

Bếp ở trước hay sau, tầng trệt hay tầng lầu tuỳ từng hoàn cảnh, tuỳ theo kiến trúc tổng thể ngôi nhà, nhưng đều phải đảm bảo thuận tiện cho sử dụng, cho giao thông và các mối liên hệ với không gian khác. Và nơi chốn của bếp, cùng bàn ăn phải ở chỗ có thể tạo được một không gian thoải mái, ấm cúng cho sự sum họp gia đình.

Phong thủy phòng bếp Chuyện 3: Kiểu, hay là phong cách
Loanh quanh chuyện Phong thủy nhà bếp

Phòng bếp là một thành phần của ngôi nhà, ngay cả có ngăn cách độc lập (có vách, cửa) thì cũng phải theo phong cách chung của nhà, của các không gian khác – đặc biệt là không gian liền kề như phòng khách, phòng sinh hoạt chung. Trong bếp, tất cả mọi yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một thể thống nhất. Để có một căn bếp đẹp, có phong cách phải tính toán kỹ càng từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu, thiết bị, đồ nội thất phù hợp. Hệ thống tủ bếp hình gì, làm bằng gì, màu gì; tay nắm ra sao; rồi thì mặt đá, gạch ốp tường, màu sơn tường, trần, sàn, chiếu sáng như thế nào… Tất cả là một tổng thể không tách rời. Thông thường, hệ thống tủ bếp như thế nào phụ thuộc vào kiến trúc, hướng bếp và ý đồ sắp xếp nội thất. Mặt bằng tủ bếp có các dạng hình chính là: chữ I (1 vế), chữ L (2 vế), chữ U (3 vế), hoặc song song.

Bếp trong những căn hộ, nhà phố, biệt thự mới xây gần đây thường mang phong cách hiện đại. Có thể nhận thấy hệ thống tủ bếp được sơn màu sáng thay vì màu gỗ nâu truyền thống, cánh tủ trơn phẳng. Vật liệu mới cũng được ứng dụng nhiều như gạch thuỷ tinh mosaic, kính chịu nhiệt được ốp giữa tủ trên tủ dưới, thay vì gạch ceramic quen thuộc. Quầy bar là một thành phần gắn liền tủ bếp khá thông dụng, vừa làm chức năng ngăn chia bếp với không gian khác, vừa là nơi chuyển tiếp đồ ăn, hay là bar theo đúng nghĩa – để ngồi uống.

Với những căn bếp có diện tích tương đối thoải mái, đảo bếp – một thành phần tủ bếp độc lập nằm giữa không gian – cũng rất tiện ích cho việc gia công, soạn đồ ăn. Đảo bếp cũng là tủ chứa dụng cụ làm bếp và đồ ăn khô.

Phong thủy phòng bếp - Chuyện 4: Thiết bị và phụ kiện
Loanh quanh chuyện Phong thủy nhà bếp

Bây giờ, nói tới bếp, ai cũng ngầm hiểu là một hệ thống kiến trúc – nội thất – thiết bị – kỹ thuật cùng vận hành chứ không đơn thuần là một cái bếp để nổi lửa, đặt nồi. Một hệ thống bếp thông thường phải có các thiết bị sau: tủ lạnh, chậu rửa, bếp gas (âm bàn), hút mùi. Lựa chọn thiết bị phù hợp cả tính năng kỹ thuật, thẩm mỹ và kinh tế cũng không hẳn là dễ. Cách đây chưa lâu, hệ thống tủ bếp thường được thiết kế theo cách “chừa” một ô rộng khoảng 65 – 70cm để tủ lạnh. Ô này nằm ở đầu hay cuối hệ thống tủ bếp. Nay tình hình đã khác, nhiều tủ lạnh hai cánh cỡ lớn (tủ side by side) xuất hiện trên thị trường, nhu cầu người sử dụng tăng. Tủ loại này có chiều rộng trụng bình là 90cm. Vậy là rất nhiều nhà phải “chặt” tủ bếp khi “lên đời” tủ lạnh. Những thiết kế mới cũng phải tính tới điều này, và như một lẽ tự nhiên, tủ lạnh loại này hay tách rời khỏi hệ thống tủ bếp do chiều sâu lớn hơn chiều sâu tủ bếp (chiều sâu tủ bếp chuẩn là 60cm), khi đặt vào sẽ lồi ra ngoài, không thẩm mỹ.

Hệ thống tủ bếp cũng có thể tiện ích hơn rất nhiều với những phụ kiện đi kèm như tay nâng cánh, ray trượt êm, giá thông minh trong hộc tủ để đồ ăn, để dụng cụ.

Cách đây mấy hôm, trước khi viết bài này, tôi có một anh bạn gọi điện hỏi về bếp. Chuyện là anh đang xây nhà, và đến giai đoạn hoàn thiện anh thấy đơn vị thi công điện chờ sẵn cơ man nào là ổ điện ở khu vực bếp. Anh không liên lạc được với người thiết kế nên hỏi tôi sao nhiều thế. Tôi trả lời rằng phải xem cụ thể thiết kế mới biết ít nhiều thế nào, nhưng có thể nói sơ qua là cần điện cho những thiết bị sau đây: Tủ lạnh dĩ nhiên cần nguồn điện. Ở tủ bếp dưới cần nguồn cho bếp (nếu sử dụng bếp gas + điện, lò nướng điện), nguồn cho lò vi sóng (nếu thiết kế vị trí ở tủ dưới), máy nghiền rác dưới chậu rửa… Ở tủ trên cần nguồn cho hút mùi, cho máy sấy bát, nguồn cho đèn soi chậu rửa, nguồn cho đèn các khoang cần chiếu sáng… Trên bề mặt bếp cần ổ cắm nồi cơm điện, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, bình đun nước nóng siêu tốc, máy khử ozone… Anh bạn nghe xong ngẩn người: Ôi thế á!

Tất nhiên không phải bếp nào, nhà nào cũng cần đủ nguồn điện cho tất cả các loại thiết bị. Nhưng khi thiết kế phải tính toán kỹ càng và kiến trúc sư cần trao đổi với chủ nhà về nhu cầu hiện tại cũng như tương lai. Nếu có sự chủ động và chuẩn bị tốt, thì khi bổ sung thiết bị, hay “lên đời” sẽ giảm thiểu việc gặp khó khăn.

Thiết kế một căn bếp không khó, để tiện dụng cũng không khó vì thiết bị đã hỗ trợ quá nhiều. Nhưng thiết kế bếp để cùng chủ nhà có thể thổi hồn vào, để bếp trở thành trung tâm ngôi nhà, chắc là không dễ!

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn

Phong thủy phòng bếp - Các cách làm xanh phòng ăn như trồng bồn cây xanh, treo hoa, chậu thu hải đường… đều có thể làm tăng sức sống cho phòng, và làm tăng không khí vui vẻ.

Ngày nay người ta rất coi trọng vấn đề sạch sẽ, vệ sinh trong ăn uống, vì vậy cây xanh trong phòng ăn tốt nhất dùng đất dinh dưỡng không vi khuẩn để nuôi dưỡng.


[caption id="" align="alignnone" width="380" caption="Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn"]Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn[/caption]

Nếu số người ăn ít, bàn ăn cố định thì có thể bày một bồn hoặc một bình cây cảnh xanh tươi ở giữa bàn. Nhưng không nên dùng các loài hoa thường xuyên có hoa nở rồi tàn nhanh. Một góc của phòng ăn hoặc trên cửa sổ đặt thêm vài bồn hoa tươi tốt để khiến cho phòng ăn tràn trề sinh khí, giúp mở rộng khẩu vị của thực khách.

Việc đặt bồn cây, giỏ cây cảnh nhiều màu sắc phía trên các phân cách bằng gỗ để phân chia phòng ăn và các khu vực chức năng khác cũng là một cách hay để làm xanh không gian.


Vì vậy khi trang trí cây xanh trong phòng ăn còn cần phải chú ý đến tình trạng sinh trưởng của cây, hình dáng phải thấp nhỏ, như thế mới không gây trở ngại cho người ngồi đối diện trò chuyện giao lưu. Trong phòng ăn tránh để các loại cây có mùi hương quá đậm đà.


Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh trang trí trong phòng ăn:

Tuỳ vào nghề nghiệp, tính cách, sở thích của chủ nhà:


Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn

Trồng nhiều bồn cây phải có thời gian chăm sóc


Do nhà ở chịu sự hạn chế của rất nhiều điều kiện khách nhau nên khi chọn cây cảnh đầu tiên phải xem xét những loại cây nào có thể thích nghi được không gian sinh tồn trong nhà mình, ví dụ ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện gió…

Tiếp theo phải xem xét mình có thể chăm sóc nó ở mức độ nào. Nếu là những người bận rộn công việc mà lại trồng trọt một bồn cây yêu cầu phải chăm sóc tỉ mỉ thì kết qủa chắc chắn không thể tốt được. Những người này nên chọn các loại cây có sức sống mạnh mẽ, không cần chăm sóc nhiều…

Chọn cây chịu được bóng râm:


Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn


Do nhà ở thường là không gian kín nên lựa chọn cây cảnh tốt nhất là những cây ngắn lá, thích nghi được với râm hoặc bán bóng râm. Chú ý tránh những loại có hại.

Tỉ lệ thích hợp:

Phải phù hợp với chiều cao và chiều rộng của căn phòng. Quá to hoặc quá nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến mỹ quan. Thông thường, diện tích phần xanh nhiều nhất trong phòng không được vượt quá 10% diện tích phòng, như thế căn phòng mới có được cảm giác rộng rãi, tránh làm cho không gian bị chật hẹp.

Màu sắc của cây phải hài hoà với không gian nội thất:


Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn

Phòng ăn màu cỏ cây


Tốt nhất là sử dụng phương án đối lập. Ví dụ không gian là màu sáng thì chọn cây thường lá màu thâm trầm. Bối cảnh không gian màu nhạt thì chọn hoa lá màu sặc sỡ là tốt nhất. Như thế mới có thể làm nổi bật cảm giác về không gian.

Không nên đặt cây trong các căn phòng có giấy dán tường hoa văn:


[caption id="" align="alignnone" width="380" caption="Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn"]Phong thủy phòng bếp - Những cây xanh thích hợp đặt ở phòng ăn[/caption]

Những loài cây leo, bò không nên trồng trong chậu ở trên bàn mà nên treo lên thành gò. Đồ đạc theo kiểu Tây thích hợp dùng cách loại lan hiếm. Đồ dùng theo kiểu phương Đông thì thích hợp dùng bồn cảnh. Phối hợp hài hoà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nghệ thuật, làm cho nó sáng sủa, mới mẻ và đẹp mắt hơn.

Xem xét đến cả đặc trưng tính cách của cây cảnh.

Khí chất của cây phải phù hợp, hài hoà với tính cách của chủ nhân và không khí trong phòng. Ví dụ: các loại cây lá nhỏ đem lại cảm giác thân thiện, cây mây cảnh nhiều gai cứng cỏi khiến người ta tránh xa. Cây họ trúc có tính cách nhẫn nại chịu đựng, hoa làn kiều diễm ngát hương, cây thiết ngọc lan thanh cao thoát tục…

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Phong thủy phòng bếp - Những điều cấm kỵ khi chọn vị trí cho nhà bếp

Phong thủy phòng bếp - Bếp được coi là nơi tốt nhất trong nhà để đẩy lùi những điềm xấu. Chính vì vậy, người ta thường chọn vị trí nhà bếp theo theo phong thủy ở những nơi được xem là "xấu" nhất để chặn những điều xúi quẩy và mang đến may mắn cho gia đình.

Phong thủy phòng bếp - Những điều cấm kỵ khi chọn vị trí cho nhà bếp

Một số hướng dẫn quan trọng khi chọn vị trí nhà bếp:

- Nhà bếp nên gần cửa sau hơn cửa trước

- Nhà bếp không nên đặt ở chính giữa ngôi nhà.

- Không nên đặt bếp đối diện cửa chính, cửa toilet và các cửa phòng ngủ.

- Không nên đặt bếp ở ngay phía dưới xà nhà.

- Không nên đặt bếp dưới cầu thang.

- Không nên đặt bếp ngay dưới phòng vệ sinh của tầng trên.

- Nhà bếp, đặc biệt là bếp lò không nên đặt ở hướng Tây Bắc vì hướng này được ví như "lửa ở cổng trời", có nghĩa là mang điềm gở vào nhà, đại loại như mang đến mối hiểm nguy cho ngôi nhà cũng như người trụ cột của ngôi nhà. Đặt bếp nhà ở hướng Tây Bắc dễ khiến cho chủ nhà bị mất việc, mất chức hoặc mất tiền trong những hợp đồng quan trọng.

Những điềm gở này có thể được cải thiện bằng cách thay đổi vị trí của bếp lò và các công cụ nhà bếp một cách hợp lý. Cần phải có sự cân bằng giữa âm và dương. Trong bếp, bếp lò (lửa) tượng trưng cho phần dương còn bồn rửa bát, tủ lạnh (nước) tượng trưng cho âm.

- Bếp lò không nên đặt ngay hướng toilet. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thức ăn đang nấu và có nguy cơ mang đến những điều xấu cho gia đình. Nến nhớ luôn đóng cửa phòng tắm hướng vào bếp. Một cách cải thiện khác là nên sơn cửa phòng tắm màu đỏ.

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Phong thủy phòng bếp - Phương vị tốt lành cho phòng ăn

Phong thủy phòng bếp - Phương hướng của bản thân phòng ăn tốt nhất là hướng Nam, như thế sẽ có đầy đủ ánh sáng mặt trời, có lợi cho sức khoẻ của mọi người.

Bàn ăn không được đối thẳng với cửa chính

Cửa chính là nơi nạp khí, dòng khí chuyển động mạnh nhất, vì vậy bàn ăn không được đối thẳng với cửa chính.

Cách cải tạo: Nếu không thể tránh được thì có thể dùng bình phong để che chắn, để tránh không quá thông thoáng.
Phong thủy phòng bếp - Phương vị tốt lành cho phòng ăn

Phòng ăn không được nằm ở lối đi

Giữa phòng khách và phòng ăn đều có một lối đi, phòng ăn không được nằm trên lối đi.

Bố cục phòng ăn phải vuông vắn

Cũng giống như các gian phòng khác, bố cục phòng ăn phải vuông vắn, không được có góc khuyết hoặc góc lồi. Bố cục hình chữ nhật hoặc hình vuông là tốt nhất, lại dễ trang trí.

Tránh khoảng cách giữa phòng ăn và phòng bếp quá xa

Tốt nhất nên đặt phòng ăn và nhà bếp liền kề nhau, tránh cách nhau quá xa, bởi vì khoảng cách xa có thể mất nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn.

Cách cải tạo: thường thì vị trí của nhà bếp không thể thay đổi được. Vì vậy tốt nhất là điều chỉnh lại vị trí của phòng ăn, để phòng ăn và nhà bếp gần nhau.

Tủ lạnh nên hướng Bắc

Nếu đặt tủ lạnh trong phòng ăn thì vị trí của nó ở hướng Bắc là tốt nhất, không nên hướng Nam.

Phòng ăn nên nằm ở phương chính Nam

Phương hướng của bản thân phòng ăn tốt nhất là hướng Nam, như thế sẽ có đầy đủ ánh sáng mặt trời, có lợi cho sức khoẻ của mọi người.

Phong thủy phòng bếp ( phong thuy )